Đăng ký nhãn hiệu là căn cứ và cách thức để chủ sở hữu xác lập quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với sản phẩm nhãn hiệu của mình. Từ đó, nhãn hiệu đã được đăng ký cũng là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu khi xảy ra nhầm lẫn hoặc tranh chấp.
Các câu hỏi thường gặp về đăng ký nhãn hiệu
Những đối tượng nào có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009, quyền đăng ký nhãn hiệu thuộc về những tổ chức, cá nhân sau đây:
-
Đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
-
Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
-
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
-
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
-
Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu thực hiện như thế nào?
Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Đơn đăng ký nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Cục SHTT thẩm định hình thức đơn.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).
-
Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
-
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn.
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn công bố: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn.
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời hạn: 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
-
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
-
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời hạn cấp bằng bảo hộ: 18 – 24 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể gia hạn được không?
Câu trả lời là có. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm.
Vì sao nên lựa chọn sử dụng Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu mà Truelaw cung cấp?
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Truelaw bao gồm đội ngũ luật sư và chuyên gia trong nước và quốc tế trong lĩnh vực pháp lý đối với doanh nghiệp FDI và người nước ngoài hân hạnh cung cấp cho quý khách hàng Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu tận tình nhất như sau:
-
Tư vấn, giải đáp quy định pháp luật tối ưu nhất cho từng trường hợp khách hàng.
-
Tư vấn chuẩn bị tài liệu, thông tin cần thiết và tư vấn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật.
-
Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
-
Hướng dẫn khách hàng nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
-
Hướng dẫn khách hàng theo dõi hồ sơ, hỗ trợ sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
-
Tư vấn các vấn đề liên quan sau khi được cấp văn bằng bảo hộ.
Link rss
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn