Nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Sau đây Truelaw xin giới thiệu khái quát về thành phần và những lưu ý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
1. Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:
-
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản).
-
Mẫu nhãn hiệu (9 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai).
-
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản).
-
Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản).
-
Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản).
-
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
-
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).
2. Những lưu ý về tờ khai đăng ký nhãn hiệu
-
Mỗi tờ khai đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ.
-
Mọi tài liệu của tờ khai đăng ký nhãn hiệu đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác phải được dịch ra tiếng Việt.
-
Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn.
-
Thuật ngữ dùng trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
3. Những lưu ý khi viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
-
Dán mẫu nhãn hiệu có kích thước không vượt quá 80 x 80mm trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Mẫu nhãn hiệu cần được trình bày đúng màu sắc cần được bảo hộ, nếu không mẫu nhãn hiệu phải được trình bày dưới dạng đen trắng.
-
Mô tả nhãn hiệu: cần mô tả rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu:
-
Chỉ rõ những yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu.
-
Các từ ngữ không phải là tiếng Việt phải được phiên âm và dịch ra tiếng Việt nếu có nghĩa.
-
Mô tả dạng hình họa của các chữ, từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ.
-
Nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu trên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.
-
Tên, địa chỉ của tổ chức hay cá nhân nộp đơn theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-
Danh mục và phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Liệt kê hàng hóa, dịch vụ sẽ mang nhãn hiệu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cần được phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ (Bảng phân loại Nice) theo thứ tự nhóm từ thấp đến cao.
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn