Hiện nay bán buôn, bán lẻ là lĩnh vực thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để thực hiện kinh doanh bán buôn, bán lẻ, nhà đầu tư cần phải đáp ứng các điều kiện về xin giấy phép con.
Bán buôn, bán lẻ cần giấy phép gì?
Hiện nay, bán buôn theo quy định của pháp luật Việt Nam không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có quyền được hoạt động bán buôn. Do đó, doanh nghiệp bán buôn sẽ không phải xin giấy phép con mà cần đăng ký ngành nghề khi đăng ký doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề nếu doanh nghiệp trước đó chưa đăng ký.
Về bán lẻ, đối với doanh nghiệp Việt Nam, bán lẻ cũng tương tự bán buôn, doanh nghiệp được đăng ký mã ngành và thực hiện kinh doanh mà không cần giấy phép con. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài, để có thể kinh doanh bán lẻ hàng hoá, doanh nghiệp cần xin hai loại giấy phép con sau:
Theo đó:
1. Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hoá
Điều kiện cấp:
-
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá:
-
Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
-
Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
-
Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.
-
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
-
Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị Giấy phép kinh doanh.
-
Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.
-
Phù hợp với quy định pháp luật chuyên ngành.
-
Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động.
-
Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.
-
Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.
-
Trường hợp bán lẻ hàng hoá như: gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách báo, tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
Trình tự:
-
Trường hợp cấp Giấy phép bán lẻ hàng hóa không phải là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo, tạp chí:
-
Trường hợp Cấp giấy phép bán lẻ hàng hoá là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí:
-
Công ty nộp: 03 bộ hồ sơ.
-
Cơ quan cấp phép: Sở Công Thương.
-
Cơ quan cho ý kiến cấp phép: Bộ Công Thương, Bộ quản lý ngành.
-
Thời gian thực hiện: 18-25 ngày làm việc.
Thời hạn: Giấy phép bán lẻ hàng hoá là 5 năm.
2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ
Điều kiện lập cơ sở bán lẻ:
-
Đối với cơ sở bán lẻ thứ nhất:
-
Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ.
-
Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
-
Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý.
-
Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở thứ nhất:
-
Theo quy định của pháp luật thì khi lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thực nhất, các nhà đầu tư phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
-
Trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini.
-
Như vậy, tùy từng trường hợp mà nhà đầu tư cần đáp ứng điều kiện khác nhau để được Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
Trình tự cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:
-
Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không phải thực hiện thủ tục ENT:
-
Nhà đầu tư gửi hồ sơ đến Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ. Nếu hồ sơ đáp ứng điều kiện, Cơ quan Cấp phép gửi hồ sơ lấy ý kiến Bộ Công Thương và chỉ thực hiện việc cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho nhà đầu tư sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương.
-
Trường hợp cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất mà phải thực hiện ENT:
-
Khi nhận được hồ sơ đủ điều kiện, Cơ quan cấp phép đề xuất thành lập Hội đồng ENT.
-
Sau khi có văn bản kết luận đề xuất cấp phép của Chủ tịch hội đồng ENT, Sở công thương có thẩm quyền gửi hồ sơ kèm theo văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương.
-
Sở công thương thực hiện cấp Giấy phép cho nhà đầu tư sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương.
Thời hạn: Giấy phép lập cơ sở bán lẻ không giới hạn thời hạn cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn