Nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam có thể lựa chọn nhiều hình thức để đầu tư. Với mong muốn giúp nhà đầu tư nước ngoài tìm ra được hình thức đầu tư phù hợp với mình nhất, TrueLaw sẽ đưa ra bản so sánh giữa hai hình thức đầu tư phổ biến nhất, đó là thành lập doanh nghiệp FDI và góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Ưu điểm:
-
Thành lập tổ chức kinh tế mới giúp nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, giúp nhà đầu tư thực hiện dễ dàng hơn các quyền của mình.
-
Không bị giới hạn quy mô. Lợi nhuận, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp sẽ chia theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên nên đảm bảo được tính công bằng.
Nhược điểm:
-
Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá phức tạp và nhiều các bước; thời gian sẽ kéo dài hơn do ngoài việc tuân thủ luật đầu tư thì còn phải tuân thủ cả quy định của luật doanh nghiệp.
-
Nhà đầu tư sẽ phải thực hiện cả thủ tục xin Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Ưu điểm:
-
Thời gian thực hiện nhanh hơn, chi phí tiết kiệm hơn vì không phải thực hiện nhiều thủ tục.
-
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài dù có thành viên là đầu tư nước ngoài nhưng không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Khi doanh nghiệp không có giấy chứng nhận đầu tư sẽ giảm thiểu thủ tục khi có sự thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
-
Thủ tục thay đổi đơn giản: khi doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ phải thực hiện khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty, thông tin chủ sở hữu,…thực hiện thủ tục giống doanh nghiệp Việt Nam.
-
Không phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đầu tư.
-
Không phải thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin đầu tư trên hệ thống quản lý về đầu tư.
-
Thủ tục chứng minh năng lực tài chính cũng đơn giản và dễ dàng hơn.
-
So với loại hình đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới, thủ tục thực hiện đối với loại hình này đơn giản, tiết kiệm thời gian, tận dụng tối đa được các điều kiện về nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhân công mà doanh nghiệp trong nước đã gây dựng.
Nhược điểm:
-
Một số ngành nghề kinh doanh có thể bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần/vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
-
Trong một số trường hợp, nhà đầu tư cũng phải giải quyết các vướng mắc, khoản nợ mà tổ chức kinh tế đó đang gặp phải.
-
Theo quy định của luật đầu tư Việt Nam thì đầu tư theo hình thức này thì nhà đầu tư nếu muốn góp vốn trên 50% phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. Như vậy nếu nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm quyền quản lý công ty thì phải thực hiện thủ tục khá phức tạp. Vậy hình thức này không thể hài hòa lợi ích của cả 2 nhà đầu tư nên khó áp dụng.
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn