Ngành du lịch luôn là ngành nghề được đẩy mạnh, khuyến khích phát triển tại Việt Nam. Ngày nay, nhu cầu thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch cũng ngày càng tăng cao. Với bài viết sau, TrueLaw sẽ cung cấp thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch.
1.Các bước thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành
Bước 1: Thành lập công ty
Chủ công ty sẽ cần tiến hành thủ tục thành lập công ty theo quy định pháp luật.
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
-
Điều lệ công ty
-
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
-
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
-
Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
-
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
-
Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
Cơ quan có thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư.
Lưu ý: Đối với thành lập công y kinh doanh dịch vụ lữ hành cần lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh. Thông thường, các công ty du lịch không chỉ kinh doanh mỗi dịch vụ lữ hành, tức là mở các tour du lịch. Trên thực tế, công ty trong lĩnh vực du lịch là một công ty đa ngành nghề. Các ngành nghề một công ty du lịch có thể lựa chọn để kinh doanh đó là: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch, nhà hàng, quán ăn và các dịch vụ du lịch khác. Mỗi ngành nghề dịch vụ du lịch đều có điều kiện riêng được quy định cụ thể trong Luật du lịch. Do đó, khi thành lập nếu công ty có nhu cầu kinh doanh cả những dịch vụ khác ngoài lữ hành thì cần xem xét đầy đủ, kĩ lưỡng.
Đối với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành thì có hai loại giấy phép con cần phải biết đó là giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Tuỳ vào mục tiêu và hướng kinh doanh của công ty để thực hiện thủ tục xin giấy phép với cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa sẽ đơn giản và dễ dàng hơn so với quốc tế.
Để được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
-
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
-
Thực hiện ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng với số tiền là 100.000.000 đồng.
-
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành) phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, bao gồm các chuyên ngành:
-
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
-
Quản trị lữ hành.
-
Điều hành tour du lịch.
-
Marketing du lịch.
-
Du lịch.
-
Du lịch lữ hành.
-
Quản lý và kinh doanh du lịch.
-
Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Khi đáp ứng đủ điều kiện kể trên, công ty sẽ chuẩn bị hồ sơ để nộp bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
-
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.
-
Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
-
Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Nếu công ty có mục tiêu mở các tour du lịch quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam sẽ cần xin loại giấy phép này.
Khi xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, trước đó doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ này cần đáp ứng các điều kiện nhất định như sau:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
-
Thứ ba, Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
-
Thứ tư, Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
-
Thứ năm, Chuyên ngành về lữ hành được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
a, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
b, Quản trị lữ hành.
c, Điều hành tour du lịch.
d, Marketing du lịch.
đ, Du lịch.
e, Du lịch lữ hành.
g, Quản lý và kinh doanh du lịch.
h) Quản trị du lịch MICE.
i) Đại lý lữ hành.
k) Hướng dẫn du lịch.
l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực.
m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
n) Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.
- Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017).
-
Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
-
Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
-
Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
-
Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Cơ quan có thẩm quyền: Tổng cục du lịch.
2. Căn cứ pháp lý
-
Luật Du lịch ngày 19 tháng 06 năm 2017.
-
Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
-
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
Phía trên là các bước cơ bản để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành mới nhất.
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn