Đầu tư luôn được biết đến là hoạt động kinh tế chủ đạo và quan trọng của nền kinh tế. Đồng thời, ngày nay trong thời buổi hội nhập sâu và rộng, đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư vốn trong nước ra nước ngoài đã không còn xa lạ, mà ngược lại nó còn là xu hướng của nền kinh tế.
1. Chủ thể của pháp luật đầu tư
Chủ thể của pháp luật đầu tư là các chủ thể có quyền kinh doanh, đầu tư hoặc hợp tác với các chủ thể khác để đầu tư, kinh doanh. Luật đầu tư hiện nay đang ghi nhận các chủ thể sau là chủ thể của pháp luật đầu tư:
-
Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
-
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã.
-
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi luật này có hiệu lực.
-
Hộ kinh doanh, cá nhân.
-
Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.
-
Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Hình thức đầu tư tại Việt Nam
Căn cứ theo Luật đầu tư 2020, hiện nay có bốn hình thức đầu tư tại Việt Nam dành cho tất cả các đối tượng chủ thể đầu tư, bao gồm:
-
Thành lập tổ chức kinh tế:
-
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
-
Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP).
-
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).
3. Thủ tục đầu tư tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều ưu đãi cho các chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài nói chung nhưng thủ đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khá là phức tạp so với thủ tục của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên về cơ bản, thủ tục đầu tư sẽ thực hiện theo trình tự như sau:
Nếu chủ thể đầu tư là Nhà đầu tư trong nước hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới 50% thì không cần tiến hành xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, còn ngược lại các Nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên 50% thì phải tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy có thể thấy thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài nói chung sẽ rườm rà hơn nhiều so với nhà đầu tư trong nước.
4. Ưu đãi đầu tư tại Việt Nam
Khác với thủ tục đầu tư, Ưu đãi đầu tư sẽ không phân chia đối với nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài mà các đối tượng được hưởng đầu tư sẽ có các tiêu chí nhất định:
-
Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
-
Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư.
-
Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động.
-
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật
-
Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
-
Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển.
-
Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, những dự án đầu tư được ưu đãi này cũng phải là dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy đầu tư là một lĩnh vực chủ chốt và rất quan trọng của nền kinh tế nên cùng với đó Nhà nước sẽ quy định rất chặt chẽ với từng đối tượng đầu tư tại Việt Nam. Vì vậy, để đạt được lợi ích kinh tế từ đầu tư đem lại các nhà đầu tư cần nắm vững những quy định pháp luật về đầu tư tại Việt Nam.
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn