Quyền sở hữu trí tuệ là quyền gắn liền đối với tài sản vô hình, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế… Đây sẽ là thứ tạo nên thương hiệu, sự khác biệt của các cá nhân, tổ chức trên thị trường, chính vì vậy mà giá trị nó đem lại là vô cùng lớn.
Theo thời gian, nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên trước khi có thể chuyển giao, quyền sở hữu trí tuệ này cần phải được bảo hộ một cách toàn diện để tránh sự xâm phạm từ bên ngoài, và ngay cả khi không có nhu cầu chuyển nhượng thì những tài sản trí tuệ này cũng cần một sự bảo hộ chặt chẽ.
I. Những quy định về pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
1. Quyền tác giả và quyền liên quan
-
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
-
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
a) Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
-
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
-
Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác.
-
Tác phẩm báo chí.
-
Tác phẩm âm nhạc.
-
Tác phẩm sân khấu.
-
Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh).
-
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
-
Tác phẩm nhiếp ảnh.
-
Tác phẩm kiến trúc.
-
Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
-
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
-
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
b) Nội dung quyền tác giả
-
Quyền nhân thân:
-
Đặt tên cho tác phẩm.
-
Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
-
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
-
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
-
Quyền tài sản:
-
Làm tác phẩm phái sinh.
-
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
-
Sao chép tác phẩm.
-
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
-
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
-
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
a) Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
-
Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
-
Nhãn hiệu: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
-
Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
-
Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
-
Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
-
Bí mật kinh doanh: là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
b) Điều kiện bảo hộ chung quyền sở hữu trí tuệ
-
Đối với nhóm đối tượng là: Kiểu dáng công nghiệp, sáng chế:
-
Đối với nhóm đối tượng là: Nhãn hiệu, Tên thương mại:
-
Đối với nhóm đối tượng là chỉ dẫn địa lý:
-
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.
-
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
-
Đối với nhóm đối tượng là bí mật kinh doanh:
-
Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
-
Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
-
Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
II. Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng Sở hữu trí tuệ (li-xăng quyền sở hữu trí tuệ)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
1. Các loại hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Hiện nay, pháp luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận ba loại hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với quyền sở hữu công nghiệp như sau:
-
Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.
-
Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác.
-
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
2. Nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp
Để khống chế ý chí của các bên đồng thời để bảo vệ quyền lợi đôi bên khi tham gia hợp đồng chuyển giao, Nhà nước đã quy định những nội dung cơ bản mà hợp đồng chuyển giao cần có:
-
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
-
Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng.
-
Dạng hợp đồng.
-
Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ.
-
Thời hạn hợp đồng.
-
Giá chuyển giao quyền sử dụng.
-
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.
3. Trường hợp buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
-
Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.
-
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế.
-
Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng.
-
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn