Pháp luật về lao động và Bảo hiểm xã hội luôn là mối quan tâm bậc nhất với cả người lao động và người sử dụng lao động. Vì nó liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của hai đối tượng này. Do đó, trước khi bước vào mối quan hệ lao động, người lao động và cả người sử dụng lao động cũng cần phải nắm những kiến thức cơ bản của hai lĩnh vực này
I. Quy định về pháp luật lao động
1. Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
a. Các loại hợp đồng lao động
-
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
-
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Quy định mới trong Bộ luật lao động năm 2019 đã loại bỏ loại hợp đồng lao động thời vụ. Trước đây rất nhiều người sử dụng lao động đã sử dụng loại hình thức hợp đồng này để trốn tránh những nghĩa vụ vốn có của mình như đóng tiền bảo hiểm xã hội, tăng lương... Điều này cũng xuất phát từ việc nhận thức của người lao động còn thấp, và tâm lý e sợ do sự chênh lệch vị trí trong mối quan hệ lao động nên họ không đòi lại những quyền lợi đáng nhẽ sẽ được hưởng của mình.
b. Thời gian thử việc
Còn một hình thức hợp đồng khác người lao động có thể trải qua trước khi ký ký hợp đồng lao động chính thức, đó chính là hợp đồng thử việc. Thời gian thử việc được quy định như sau:
-
Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp.
-
Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
-
Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
-
Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Tiền lương thử việc: bằng 85% lương chính thức.
2. Quy định về tiền lương và thời gian làm việc
a. Tiền lương
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương này được tính theo công việc hoặc chức danh được quy định trong HĐLĐ và không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
-
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.
-
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.
-
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
-
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương.
-
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương.
b. Thời gian làm việc
-
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
-
Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Hình thức kỷ luật lao động:
Đây là những hình thức kỷ luật đối với người lao động nếu họ vi phạm những nội quy lao động và pháp luật lao động.
II. Pháp luật về bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1. Các loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
-
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021
Sau đây là mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động đối theo quy định mới nhất năm 2021:
Đối với người lao động Việt Nam:
Người sử dụng lao động
|
Người lao động
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
HT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-BNN
|
HT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-BNN
|
14%
|
3%
|
0.5%
|
1%
|
3%
|
8%
|
-
|
-
|
1%
|
1.5%
|
21.5%
|
10.5%
|
Tổng cộng 32%
|
Đối với người lao động nước ngoài:
Người sử dụng lao động
|
Người lao động
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
BHXH
|
BHTN
|
BHYT
|
HT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-BNN
|
HT
|
ÔĐ-TS
|
TNLĐ-BNN
|
-
|
3%
|
0.5%
|
-
|
3%
|
-
|
-
|
-
|
-
|
1.5%
|
6.5%
|
1.5%
|
Tổng cộng 8%
|
3. Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc năm 2021
Vùng
|
Người làm việc trong điều kiện bình thường
|
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề
|
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
|
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
|
Công việc giản đơn
|
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
|
Công việc giản đơn
|
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
|
Vùng I
|
4.420.000
|
4.729.400
|
4.641.000
|
4.965.870
|
4.729.400
|
5.060.458
|
Vùng II
|
3.920.000
|
4.194.400
|
4.116.000
|
4.404.120
|
4.194.400
|
4.488.008
|
Vùng III
|
3.430.000
|
3.670.100
|
3.601.500
|
3.853.605
|
3.670.100
|
3.927.007
|
Vùng IV
|
3.070.000
|
3.284.900
|
3.223.500
|
3.449.145
|
3.284.900
|
3.514.843
|
Công ty TRUELAW
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0978 821 823
Trụ sở chính tại Tp. Hà Nội: Tầng 15 Tòa nhà Sao Mai, Số 19 đường Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphn@truelaw.vn
Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh: Khu phức hợp thương mại dịch vụ và nhà ở tại số 16/9 đường Bùi Văn Ba, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0978 821 823
Email: vphcm@truelaw.vn